Bình chữa cháy là một thiết bị phòng cháy chữa cháy được sử dụng để dập tắt hoặc kiểm soát các đám cháy nhỏ, thường là trong những tình huống khẩn cấp.
Bình chữa cháy hiện nay thường làm việc theo nguyên lý tự phun. Nghĩa là khi mở van khóa và bóp cò thì chất chữa cháy trong bình sẽ tự phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí được nén bên trong bình.
Có 2 loại bình chữa cháy phổ biến nhất hiện nay là Bình chữa cháy khí và bình chữa cháy dạng bột. Hãy cùng FISA Việt Nam đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Bình chữa cháy khí và bột loại nào tốt hơn nhé!
Tổng quan các loại bình chữa cháy
Bình chữa cháy dạng bột
– Khối lượng chất chữa cháy trong bình bột chữa cháy là 4kg.
– Thân bình làm bằng thép đúc, hình trụ truyền thống và lớp bên ngoài được sơn đỏ.
– Trên thân bình có ghi đặc điểm của bình, cách sử dụng, sử dụng được với dạng đám cháy như thế nào.
– Vòi phun của bình được làm bằng cao su, hoặc nhựa cứng và được nối với bộ van của bình qua một ống thép cứng hoặc ông xifong mềm.
– Van trên bình chữa cháy được cấu tạo theo kiểu vặn 1 chiều, hay kiểu van lo xo nén 1 chiều thường đóng, cò bóp phía trên đồng thời cũng là tay cầm của bình. Chốt an toàn của bình cũng được đặt tại đây
Bình chữa cháy dạng khí (CO2)
– Cũng như bình dạng bột, bình dạng CO2 được làm bằng thép đúc, có dạng trụ thẳng đứng, thường hay được sơn màu đỏ. Trên bình luôn gắn mác nhà sản xuất, các thông số kỹ thuật và cách sử dụng bình chữa cháy.
– Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều, hay kiểu van lò xo nén 1 chiều. Phía trên đỉnh bình có cò bóp, đồng thời nó cũng là tay cầm của bình. Tại đây còn có chốt an toàn đảm bảo chất lượng cho bình.
– Vòi loại này cũng thường được làm bằng cao su hoặc nhựa, nối với khớp van qua ống thép cứng hoặc ống xifong mềm.Trong bình chữa cháy có khí CO2 được nén chặt với áp suất cao.
Công dụng
Bình dạng bột
Tùy theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh,
Bình dạng CO2
Loại xách tay dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín. Khí CO rất độc và dễ nổ nên không dùng để dập tắt đám cháy kim loại nóng.
Nguyên lý chữa cháy
Bình dạng bột
Khi mở van(tùy từng loại bình có cấu tạo van khóa khác nhau thì cách mở khác nhau) bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén qua hệ thống ống dẫn.Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.
Bình dạng CO2
Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành như tuyết thán khí, lạnh tới gần 80C. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.
=>> Xem thêm: Tham khảo thêm nhiều loại bình chữa khác.
4. Ưu và nhược điểm:
Ưu điểm
-
Bình dạng bột
– Chúng có thể được sử dụng trên nhiều loại khác nhau của lửa.
– Loại bình chữa sở hữu khả năng dập tắt đám cháy nhanh chóng.
– Khi so sóng độ hiệu quả với các bình cứu hỏa cùng kích cỡ, bình chữa cháy bột tỏ ra vượt trội hơn.
– Giá thành thấp nhưng vẫn mang lại cho người dùng hiệu năng tuyệt vời.
– Bình chữa cháy bột có thể được dùng trong nhiều trường hợp và nhiều nơi.
-
Bình dạng CO2
– Tháo ra sử dụng đơn giản, hoạt động linh hoạt và dễ vận hành.
– Việc di chuyển, vệ sinh và bảo trì hết sức dễ dàng
– Giá thành rẻ, chữa cháy hiệu quả với các đám cháy nhỏ, mới phát sinh.
– Không làm hư hại các thiết bị su khi chữa cháy xong.
Nhược điểm
-
Bình dạng bột
– Do việc để lại dư lượng sau khi sử dụng, bạn có thể phải dọn dẹp lượng bột đã được lan rộng sau khi dập tắt các đám cháy.
– Các bụi bột có thể ảnh hưởng đến thiết bị điện, điện tử dễ bị hư.
– Hạn chết tầm nhìn khi sử dụng,phải chuẩn bị lối thoát ra trước khi sử dụng
– Bột từ bình chữa cháy có thể khiến bạn không thể thở được trong không gian kín.
– Cần được bảo quản bảo dưỡng và chăm sóc đúng cách, nếu không bộ trong bình có thể bị khô và cứng thành 1 khối. Sẽ khiến bình không thể sử dụng được khi cần thiết.
-
Bình dạng CO2
– Chữa cháy kém hiệu quả trong không gian diện tích lớn.
– Trọng lượng bình khá là nặng, khoảng 8kg nên khó xử dụng với phụ nữ, trẻ em và người có tuổi.
Qua những thông tin ở trên, có lẽ bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi: Bình chữa cháy khí và bột loại nào tốt hơn ?
Tùy vào mục đích sử dụng và diện tích cũng như khu vực cần phòng cháy chữa cháy thì chúng ta có thể mua từng loại bình chữa cháy thích hợp. Chúc các bạn chọn được sản phẩm ưng ý.