1. Hậu quả của việc không bảo trì hệ thống PCCC đúng cách

Trong những năm gần đây, chúng ta đã phải chứng kiến rất nhiều vụ hỏa hoạn gây hậu quả đau lòng về người và tài sản. Điều đáng tiếc là những sự việc này hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu hệ thống Phòng cháy chữa cháy tại công trình đó hoạt động đúng chức năng của nó.

Trên thực tế, phần nhiều các tòa nhà chung cư, nhà máy, cửa hàng, doanh nghiệp sản xuất… đã bàn giao công tác vận hành và bảo trì cho những người không am hiểu về hệ thống PCCC. Khi đưa các hệ thống PCCC này vào khai thác và sử dụng thì không ít hệ thống trục trặc hoặc do lâu ngày không duy trì công tác kiểm tra định kỳ gây thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng con người, khiến việc đầu tư của chúng ta không hiệu quả.

Phòng cháy chữa cháy là một hệ thống có tính chất đặc thù, vì thế việc bảo trì cần đến đội ngũ chuyên môn - những người có kiến thức về nguyên lí, thông số kỹ thuật của các thiết bị trong hệ thống để có thể xem xét, đánh giá, rà soát, phát hiện lỗi và kịp thời đưa ra các phương án xử lý tốt nhất.

cháy nổ do không bảo trì hệ thống pccc

2. Quy định về bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC

Theo thông tư 52/2014 (Thông tư quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy) do cục Cảnh sát PCCC và bộ Công an đưa ra). 

Trích tại mục 7 về bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy, chữa cháy:

Điều 26. Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động và bán tự động

1. Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động sau khi được lắp đặt phải được chạy thử hoạt động toàn bộ hệ thống. Hệ thống báo cháy tự động chỉ cho phép đưa vào hoạt động khi đã có kết quả thử cho thấy hệ thống đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của nhà thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

2. Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động sau khi đưa vào hoạt động cần phải được kiểm tra mỗi năm ít nhất hai lần. Khi kiểm tra thì phải thử toàn bộ các chức năng của hệ thống và thử khả năng hoạt động của tất cả các thiết bị của hệ thống.

3. Quy định về việc bảo trì hệ PCCC: Việc bảo dưỡng định kỳ của hệ thống báo cháy tự động, bán tự động được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và tùy theo quy định của nhà sản xuất, nhưng ít nhất là hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống. Quy trình bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ phải bao gồm việc kiểm tra tổng thể sự hoạt động của tất cả thiết bị của hệ thống.

(Việc bảo quản hệ thống báo cháy tự động, bán tự động phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2000)

Điều 27. Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động và bán tự động

1. Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động sau khi lắp đặt thì phải được thử hoạt động toàn bộ hệ thống. Hệ thống chữa cháy tự động chỉ được phép đưa vào hoạt động khi kết quả thử cho thấy hệ thống đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà thiết kế và các tiêu chuẩn có liên quan.

Trừ khi có các hướng dẫn khác của nhà sản xuất, hệ thống chữa cháy tự động phải được định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng ít nhất là một lần trong năm.

2. Trong mỗi lần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, ngoại trừ những thiết bị chỉ hoạt động một lần như đầu phun sprinkler, đầu báo nhiệt dùng một lần…, tất cả các thiết bị và chức năng của hệ thống cần phải được kiểm tra và thử hoạt động, trong đó bao gồm cả kiểm tra số lượng và chất lượng chất chữa cháy.

3. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động được thực hiện theo TCVN 6101, TCVN 7161, TCVN 6305, các tiêu chuẩn khác có liên quan và những chỉ dẫn của nhà sản xuất.

3. Quy trình kiểm tra, bảo trì hệ thống PCCC

su can thiet cua bao tri he thong phong chay chua chay

1. Bảo trì bảo dưỡng bình chữa cháy

  • Kiểm tra đồng hồ áp suất bình

  • Kiểm tra và niêm phong chì

  • Kiểm tra thời hạn kiểm định

  • Kiểm tra các hướng dẫn vị trí bình, cách sử dụng bình

  • Đảm bảo đạt TCVN về bảo dưỡng bình chữa cháy

2. Bảo trì bảo dưỡng trung tâm điều khiển, bình ắc quy

  • Kiểm tra tín hiệu thông số kỹ thuật bo mạch

  • Kiểm tra bộ phận nguồn

  • Lập trình lại trung tâm, bảng điều khiển, tín hiệu đèn, bàn phím, màn hình, chương trình… (nếu cần)

  • Lau chùi tiếp điểm và thổi bụi

  • Test toàn bộ tủ điều khiển sau khi đã kiểm tra và bảo dưỡng

  • Đảm bảo là bình ắc quy đang trong tình trạng tốt

3. Bảo trì bảo dưỡng đầu báo khói, đầu báo nhiệt, chuông báo, còi/đèn, nút nhấn xả khí, nút nhấn trì hoãn

  • Kiểm tra bộ phận nguồn, dây tín hiệu, lao chùi và test thử đầu báo khói bằng cách dùng bình tạo khói xịt vào đầu báo khói

  • Kiểm tra bộ phận nguồn, dây tín hiệu, lao chùi và test thử đầu báo nhiệt bằng cách dùng máy sấy thổi gần đầu báo nhiệt

  • Kiểm tra nút nhấn tác động bằng tay và nút nhấn trì hoãn có đảm bảo hoạt động tốt hay không, Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu, bộ phận nguồn

  • Chuông báo cháy, Còi/đèn chớp báo cháy: kiểm tra độ rung, bộ phận nguồn dây tín hiệu

4. Kiểm kê lại toàn bộ những thiết bị pccc hư hỏng hoặc là thiết bị pccc hoạt động không tốt để có biện pháp sửa chữa, thay thế nhanh chóng và kịp thời.

Sau khi thực hiện, thấy hệ thống đã hoạt động tốt ta tiến hành vệ sinh sơ bộ lại cho các cảm biến này đảm bảo các cảm biến đã hết khói và nhiệt.

Kết nối lại hệ thống và đảm bảo rằng hệ thống hoạt động bình thường và trong tình trạng tốt.