Tình hình PCCC tại các trung tâm thương mại

Siêu thị, trung tâm thương mại (TTTM) là nơi tập trung đông người đa dạng về lứa tuổi, trình độ nhận thức. Bên cạnh đó, với đặc điểm chợ, siêu thị và TTTM thường có hành lang nhỏ, hẹp, lối ra thoát nạn khó nhận biết nên khi cháy xảy ra thiệt hại về người và tài sản là rất lớn.

Sự cố cháy ở chợ, siêu thị, TTTM có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên có thể chia theo 2 nguyên nhân chính như sau:

Nguyên nhân cháy do điện: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy các thiết bị điện trong quá trình sử dụng là do gắn mạch các dây dẫn và thiết bị điện, quá tải của dây dẫn và thiết bị điện hoặc do điện trở chuyển tiếp lớn ở chỗ tiếp xúc dẫn đến phát sinh nguồn nhiệt, phát sinh tia lửa điện gây cháy.

Nguyên nhân do ngọn lửa trần: Nguồn lửa, nguồn nhiệt phát sinh trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt sai quy định của các hộ kinh doanh trong quá trình đun nấu, thắp hương, thờ cúng, hút thuốc…

Ngoài ra, nguồn lửa có thể phát sinh do các mục đích khác nhau của con người như đốt phá hoại, tư thù cá nhân… tuy nhiên tỷ lệ rất ít.

công tác PCCC tại chợ siêu thị đang chưa được quan tâm

Với quy mô, số lượng hàng hóa trong chợ, siêu thị, TTTM rất đa dạng và không ngừng tăng lên, thậm chí quá tải; khoảng cách an toàn PCCC giữa các gian hàng, lối ra thoát nạn, phương tiện chữa cháy tại chỗ không đảm bảo, không đáp ứng được yêu cầu khi xảy ra sự cố cháy nổ.
Kể cả chợ, siêu thị và TTTM đều thường xảy ra tình trạng các hộ dân kinh doanh lấn chiếm tối đa không gian, hàng lang để bày bán hàng hóa dẫn đến mối nguy hiểm rất lớn trong công tác đảm bảo an toàn cháy, nổ. Trường hợp sự cố cháy, nổ xảy ra, lối thoát nạn hẹp, dễ gây ùn tắc, dẫn đến tình trạng người mắc kẹt trong đám cháy chen lấn, giẫm đạp lên nhau, kéo theo tỷ lệ thương vong cao.

Mức độ nguy hiểm cháy nổ trong trung tâm thương mại

Sự đa dạng hàng hóa được làm nhiều chất liệu khác nhau: nhựa tổng hợp, cao su, giấy, vải, các chất lỏng xăng dầu…là những chất liệu dễ cháy và lây lan rất nhanh từ các chất dễ cháy và sẽ lan ra khắp nơi của các gian hàng. Càng quan tâm hơn dễ phát sinh ra nhiều đám cháy mới khác do bức xạ hay lây lan cháy nổ trên các dây điện làm tăng độ nghiêm trọng đe dọa tính mạng của con người:

Thứ nhất: Trong khói chứa nhiều loại sản phẩm sau khi cháy, sản phẩm phân hủy, mang nhiệt gây độc hại và nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người.
Thứ hai: Khói làm giảm giới hạn tầm nhìn của con người, làm mất phương hướng chuyển động thoát nạn của con người và gây tai nạn trong quá trình thoát nạn.
Thứ ba: Khói chứa nhiều Sol khí mang nhiệt độ cao mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

Phương pháp hạn chế hỏa hoạn tại các trung tâm thương mại

Để hạn chế thấp nhất tai nạn cháy, nổ xảy ra, người kinh doanh, ban quản lý chợ, siêu thị và TTTM cần chú ý các điều sau:

  • Niêm yết bảng cấm lửa, cấm hút thuốc, trang bị phương tiện PCCC tại chỗ theo quy định.
  • Không tàng trữ, kinh doanh trái phép các mặt hàng nguy hiểm dễ cháy, nổ như: Xăng, dầu, gas, chất dễ cháy, nổ khác;
  • Ngắt tất cả các thiết bị sử dụng điện ra khỏi nguồn (tắt công tắc, cầu dao, attomat, rút phích cắm ra khỏi ổ cắm điện…) trước khi ra khỏi khu vực kinh doanh;
  • Không sử dụng ngọn lửa trần như: đun nấu, thắp hương, đèn cầy, đèn dầu, hút thuốc, đốt vàng mã… trong khu vực kinh doanh;
  • Không tự ý câu mắc các thiết bị điện để chiếu sáng, sinh hoạt, trang trí, quảng cáo… không đảm bảo an toàn về điện hoặc câu mắc quá nhiều để tránh hiện tượng quá tải gây cháy;
  • Sắp xếp, trưng bày hàng hóa phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện, đường dây dẫn điện (khoảng cách tối thiểu là 0,5m). Lưu ý: Việc sắp xếp hàng hóa phải tính đến trường hợp các chồng, đống hàng hóa khi đổ không đè lên các thiết bị điện hoặc đường dây điện.
  • Không để hàng hóa tràn lan, lấn chiếm lối đi; phải đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy và điều kiện thoát nạn trong trường hợp xảy ra sự cố về cháy, nổ.
  • Bố trí các bình chữa cháy xách tay ở các vị trí dễ thấy, dễ lấy. Không sắp xếp, trưng bày hàng hóa che khuất các phương tiện, dụng cụ chữa cháy;
  • Sắp xếp hàng hóa trong khu vực kho ngăn nắp, đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy và thoát nạn, chống cháy lan; đảm bảo điều kiện an toàn trong việc xuất, nhập hàng hóa và trong việc sử dụng điện. Hệ thống điện trong kho phải đảm bảo kín, đường dây dẫn điện phải đi trong ống ghen bảo vệ; bóng đèn điện phải được chụp kín bằng vật liệu không cháy; tủ điện, bảng điện phải được lắp đặt bên mặt tường ngoài của kho bằng vật liệu không cháy. Tuyệt đối không thắp hương, thờ cúng, đun nấu trong khu vực kho.
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật đối với các hệ thống điện. Khi phát hiện có dấu hiệu hư hỏng, sự cố về hệ thống điện như các thiết bị bảo vệ aptomat, cầu dao, cầu chì… dây dẫn bị lão hóa, đổi màu, bong tróc, đứt gãy; các ổ cắm, mối nối, các điểm tiếp xúc, công tắc điện bị ôxy hóa, rỉ sét phải khẩn trương khắc phục, sửa chữa, thay thế đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy.
  • Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn phải được lắp đặt, bố trí ở trên các cửa ra, vào, hành lang, cầu thang thoát nạn, lối rẽ trên đường thoát nạn để chiếu sáng, chỉ dẫn thoát nạn phải đảm bảo nhìn thấy lối thoát nạn và khoảng cách không lớn hơn 30m theo quy định tại TCVN 3890:2009.
  • Đầu tư trang bị các phương tiện phòng cháy và chữa cháy như: Hệ thống thiết bị báo cháy tự động, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống thiết bị chữa cháy tự động, bình chữa cháy, dụng cụ phá dỡ thông thường như búa tạ, kìm cộng lực, xà beng theo quy định. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì phòng cháy đảm bảo sử dụng kịp thời có hiệu quả khi xảy ra sự cố cháy, nổ.
  • Phân công lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ tăng cường tuần tra, kiểm tra, ứng trực để kịp thời ngăn chặn và xử lý hiệu quả sự cố về cháy, nổ.

Khi sự cố cháy nổ xảy ra, cần chú ý

  • Đảm bảo an toàn cho người tham gia chữa cháy.
  • Ngắt điện khu vực xảy ra cháy.
  • Sử dụng các phương tiện chữa cháy, bảo hộ hiện có tại cơ sở; đặc biệt là hệ thống chữa cháy được lắp đặt tại cơ sở.
  • Khi tham gia chữa cháy cần phải chú ý không gây cản trở đến quá trình thoát nạn. Việc triển khai các đội hình chữa cháy có thể được thực hiện qua các cầu thang bộ hở hoặc triển khai ngoài nhà qua ban công.
  • Khi đám cháy mới phát sinh, diện tích đám cháy còn nhỏ, đồng thời thực hiện việc báo cháy theo quy trình thì lực lượng tại chỗ có thể huy động mọi người sử dụng bình chữa cháy xách tay để dập tắt đám cháy ngay tức khắc.
  • Khi đám cháy có xu hướng phát triển và khả năng cháy lan, đồng thời báo thực hiện việc báo cháy theo quy trình thì lực lượng tại chỗ ngoài việc sử dụng bình chữa cháy phải vận hành hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà
  • Sử dụng lăng vòi để phun nước vào đám cháy, một mặt huy động người di chuyển tài sản quanh khu vực cháy để cô lập vùng cháy, không gây cháy lan trên diện rộng.