Vì sao tầng hầm là nơi có nguy cơ cháy nổ cao?
Nếu như cách đây khoảng 10 năm không nhiều công trình xây dựng tại Việt Nam có tầng hầm thì giờ đây mô hình kiến trúc này đang trở nên rất phổ biến. Hầu như các tòa nhà quy mô từ bé tới lớn, khu chung cư đều có tầng hầm. Tầng hầm là một hoặc nhiều tầng của một tòa nhà hay ngôi nhà được thiết kế bố trí xây dựng nằm hoàn toàn hoặc một phần dưới tầng trệt (sàn) và nằm sâu trong lòng đất (nằm âm dưới đất). Tầng hầm thường được sử dụng như một không gian tiện ích cho một tòa nhà nơi chứa các loại lò sưởi, máy nước nóng, hộp cầu chì, bãi đậu xe và hệ thống điều hòa không khí, hệ thống phân phối điện, và truyền hình cáp…
Tầng hầm là không gian phổ biến khi xây nhà trong đô thị vì giải quyết được chỗ đậu xe và hệ thống kỹ thuật, cũng như chống ẩm khá tốt cho tầng trệt và tăng diện tích sử dụng hữu ích.
Tóm lại tầng hầm là nơi thường chứa những vật dụng có nguy cơ cháy nổ cao, và cháy lan nhanh nên chúng ta cần phải quan tâm và có những giải pháp PCCC cho tầng hầm an toàn hiệu quả nhất.
Cần lưu ý gì khi thiết kế hệ thống PCCC tầng hầm để đảm bảo an toàn PCCC
Để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong vấn đề PCCC trong tầng hầm, giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố cháy xảy ra ở nơi này, chúng ta phải nghiêm túc thực hiện đúng yêu cầu về an toàn PCCC từ việc thiết kế xây dựng cho đến trang bị thiết bị PCCC.
-
Yêu cầu về lối thoát nạn
Phải đảm bảo các yêu cầu thoát nạn nhanh chóng và an toàn khi xảy ra cháy ở các tầng hầm. Các tầng hầm phải có đủ số lối thoát nạn, bố trí phân tán.
Theo quy định tối thiểu phải có 2 lối thoát ở mỗi tầng. Lối thoát nạn phải đủ số lượng, đủ kích thước theo số người ở tầng đông nhất, các buồng thang bộ phải đảm bảo không bị ảnh hưởng của lửa, khói, nhiệt độ cao do đám cháy gây ra, được thông gió; chiếu sáng ký hiệu chỉ dẫn và lối lên mặt đất của các cầu thang bộ thoát nạn từ tầng hầm phải trực tiếp ra bên ngoài; không để các đồ vật cản trở lối thoát nạn, không tự ý rào chắn, cửa ngăn. Cơ sở có người tàn tật, người không tự thoát nạn được phải có phòng lánh nạn tạm thời để chờ lực lượng ứng cứu. Phòng này phải bảo đảm ngăn cháy, chống khói, được thông gió và chiếu sáng sự cố.
Thiết kế cầu thang bộ thoát nạn ở công trình nhà cao tầng có phần ngầm cần tạo buồng đệm khi có sự thông nhau giữa giếng thang máy và tầng ngầm.
Trong tất cả mọi trường hợp, cấu kiện ngăn cách của buồng đệm phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa theo quy định.
Để chống tụ khói cho các công trình ngầm có thể sử dụng hệ thống thoát khói cơ khí, tạo áp suất dư trong các phòng tầng bảo vệ và thực hiện các giải pháp kỹ thuật về kết cấu – quy hoạch để cách ly nguồn tạo khói giữa các tầng và đường thoát nạn. Tạo áp suất dư trong buồng thang bộ và giếng thang máy có thể sử dụng hệ thống quạt gió.
-
Giải pháp ngăn cháy và chống cháy lan
Khoang ngăn cháy là một phần không gian của nhà, công trình được ngăn cách với các phần không gian khác bằng các bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa thích hợp và các lỗ cửa mở trên đó đều được bảo vệ tương ứng nhằm hạn chế sự phát triển của đám cháy.
Do đó tầng hầm cần được chia thành các khoang ngăn cháy để hạn chế đám cháy lan rộng ra và làm giảm cường độ nhiễm khói trong mỗi khoang ngăn cháy của tầng hầm.
Diện tích tối đa mỗi khoang ngăn cháy ở phần ngầm của công trình xây dựng được quy định trong tiêu chuẩn chuyên ngành về PCCC (TCVN: 2622-1995 phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế; TCVN: 6160 – 1996 phòng cháy, chữa cháy nhà cao tầng – yêu cầu thiết kế), không quá 500 m2 nếu có thiết kế hệ thống chữa cháy tự động không quá 1.000 m2.
Tuy nhiên, vấn đề này trong thực tế rất khó áp dụng, hiện tại cho phép thay thế tường ngăn giữa các khoang ngăn cháy bằng hệ thống màng nước ngăn cháy.
Cần đặc biệt lưu ý khi xây dựng các công trình ngầm đối với việc chống thẩm thấu khí ở sàn ngăn của các tầng hầm. Tại những vị trí luân chuyển giữa các tầng của hệ thống đường ống kỹ thuật (ống cấp thoát nước, ống thông gió, ống đổ rác) cần được làm bằng vật liệu không cháy, cửa đi trên đường thoát nạn phải đảm bảo kín và có thiết bị tự động đóng. Phải có van ngăn cháy ở các vị trí giao nhau giữa đường ống thông gió cơ khí với sàn và hệ thống ngăn.
Trong quá trình tổ chức chữa cháy công trình ngầm sử dụng làm bãi đỗ xe, có khả năng xăng dầu từ các bình nhiên liệu của các phương tiện giao thông xả ra gây cháy lan nhanh toàn khu vực. Do xăng dầu chảy theo lượng nước phun ra từ các phương tiện chữa cháy nên nhất định phải thiết kế hệ thống thu hồi xăng dầu tại mỗi khoang ngăn cháy trước khi chảy vào hệ thống thoát nước chung của công trình.
-
Hệ thống PCCC
– Khi xảy ra sự cố cháy nổ tại tầng hầm thì lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn cứu hộ của lực lượng Cảnh sát PCCC tiếp cận xuống tầng hầm rất khó khan. Do đó, các công trình xây dựng có phần ngầm phải được thiết kế các hệ thống PCCC như: Hệ thống chữa cháy vách tường; hệ thống chữa cháy tự động; hệ thống báo cháy tự động; hệ thống camera…
– Phải có 01 thang máy chữa cháy chuyên dụng phục vụ cho công tác chữa cháy, thang chữa cháy phải được thiết kế đi đến được tất cả các tầng hầm.
– Nguồn điện cấp cho hệ thống chữa cháy, thang máy chuyên dụng phục vụ cho công tác chữa cháy của công trình phải được thiết kế có hai nguồn cung cấp riêng biệt hoặc từ nguồn máy phát điện dự phòng.
-
Tăng cường công tác quản lý về PCCC
– Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong tình huống phức tạp nhất.
– Thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật an toàn PCCC theo quy định nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời những thiếu sót; tăng cường biện pháp xử lý vi phạm quy định an toàn PCCC.
– Các hệ thống, trang thiết bị phải được lắp đặt bổ sung đầy đủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn. Có chế độ bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ, thường xuyên để đảm bảo cho các hệ thống này sẵn sang hoạt động khi cháy xảy ra với hiệu quả cao nhất.
– Phải đảm bảo các điều kiện về giao thông để các phương tiện chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tiếp cận thuận lợi và nguồn nước phục vụ chữa cháy phải đầy đủ.
– Khi xảy ra sự cố cháy phải nhanh chóng tìm cách báo ngay cho Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 hoặc báo cho Chính quyền, Công an nơi gần nhất đồng thời tìm mọi cách dập cháy, tổ chức việc thoát nạn, cứu người theo phương án chữa cháy đã đề ra.
5. Trang bị các thiết bị PCCC cho tầng hầm an toàn hiệu quả
-
Trang bị các thiết bị PCCC thông dụng, hệ thống chữa cháy tự động cần thiết phù hợp để đề phòng và dập tắt đám cháy nhanh và hiệu quả khi có sự cố cháy xảy ra.
-
Đảm bảo an toàn vệ sinh khu vực
-
Thường xuyên kiểm tra hệ thống PCCC, bảo trì bảo dưỡng thiết bị PCCC để đảm hệ thống luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất.