1.Khí CO, CO2 là gì?

CO, CO2 là những loại khí độc sinh ra từ đám cháy vô cùng nguy hiểm:

- Khí Cacbonôxit (CO): Là khí không màu, không mùi, nhẹ bằng không khí, rất độc với hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. Khi hít phải khí CO, máu trở nên không tiếp nhận được oxy, hệ thần kinh sẽ bị tê liệt.

- Khí Cacbonic (CO2): Là khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí. Ở mức bình thường, carbon dioxide hoặc CO2 không độc. Nó là một thành phần bình thường của không khí. Nó an toàn như khi được thêm vào đồ uống thành đồ uống có gas. Khi bạn sử dụng baking soda hoặc bột nở, bạn đang cố tình đưa các bong bóng khí cacbonic vào thực phẩm của bạn để làm cho nó phồng lên. Carbon dioxide là một hóa chất an toàn bạn vẫn gặp thường xuyên. Tuy nhiên ở nồng độ cao, CO2 thể gây nguy hiểm cho con người. Cụ thể, khi nồng độ CO2 từ 3% bắt đầu gây khó thở, từ 8% đến 10% có thể gây mất cảm giác và chết người.

- Các sản phẩm cháy có chứa clo và hợp chất của clo (như HCl) rất độc với phổi.

- Các sản phẩm cháy có chứa lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh (H2S, SO2...) gây độc đối với niêm mạc, miệng và đường tiêu hóa.

ngo doc khi CO

 

2.Bảo vệ mình tránh bị nhiễm độc khí CO, CO2 trong đám cháy

Ngạt khói là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các vụ hỏa hoạn. Tuy nhiên nếu nắm rõ được những kỹ năng xử lý tình huống, chúng ta hoàn toàn có thế tư bảo vệ bản thân và gia đình trong thời gian chờ đợi lực lượng cứu hộ tới trợ giúp. 

Khi xảy ra cháy nổ, CẦN dùng khăn hay vải thấm nước bịt lên miệng, mũi để giảm ngạt khói. Khi di chuyển CẦN ở tư thế khom hoặc hạ thấp người, bò sát mặt đất, men theo tường để tìm lối ra.

Nếu tóc hoặc quần áo không may bị bắt lửa, chúng ta CẦN dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại để dập lửa. Tuyệt đối KHÔNG được dùng tay để dập lửa theo quán tính vì chắc chắn sẽ gây bỏng và khiến cho tâm lý bất ổn hơn. 

kỹ năng thoát hiểm trong cháy nổ

3.Sơ cứu người nhiễm độc khí CO, CO2

Nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt và lưu ý đảm bảo an toàn cho người cấp cứu.

- Nếu nạn nhân thở yếu, ngừng thở: Thổi ngạt ngay bằng cách hô hấp nhân tạo miệng - miệng hay miệng - mũi.

- Nếu nạn nhân không còn tỉnh táo thì đặt nằm nghiêng ở tư thế an toàn.

- Nhanh chóng gọi người hỗ trợ, gọi cấp cứu 115.

- Để chống hít khói độc, lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi lọc không khí khi hít thở. Có thể sử dụng mặt nạ chống khói nếu được trang bị trước.

- Muốn thoát ra khỏi hỏa hoạn, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng mũi, phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy nhanh qua đám lửa ra ngoài, tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.