Thành thị đủ, nông thôn thiếu

  • Nhằm từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước chữa cháy, triệt để khai thác và tận dụng có hiệu quả các nguồn nước, nhất là nguồn nước tự nhiên (ao, hồ, sông, suối…) phục vụ chữa cháy, ngày 31/12/2020, Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản yêu cầu tăng cường nguồn nước phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Qua đó, ngành, đơn vị chức năng đã và đang đưa ra nhiều giải pháp nhằm bảo đảm duy trì nguồn nước phục vụ công tác này.

           Phương án phòng cháy chữa cháy cơ sở và những điều cần biết

  • Cùng cán bộ, chiến sĩ đến một số khu công nghiệp, khu dân cư và khu đô thị mới của tỉnh, dễ dàng nhận thấy những trụ lấy nước phục vụ chữa cháy được lắp đặt trên các vỉa hè với màu sơn đỏ nổi bật đặc trưng, dễ quan sát. Theo đánh giá của Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ hiện nay tại các khu vực thành thị, khu dân cư mới đưa vào sử dụng, nguồn nước, trụ nước phục vụ chữa cháy cơ bản bảo đảm do được thiết kế, lắp đặt ngay từ khi được phê duyệt dự án; trước khi đưa vào sử dụng đã được thẩm định. 
  • Tuy nhiên, tại địa bàn vùng núi, nông thôn nguồn nước lại chưa bảo đảm để phục vụ chữa cháy. Số lượng trụ lấy nước còn thiếu hoặc lắp đặt không đúng tiêu chuẩn; một số trụ không có nước, bị đất, cát che lấp, lâu ngày không sử dụng dẫn đến hoen rỉ, không sử dụng được. Hiện nay, nước phục vụ công tác chữa cháy được lực lượng chức năng chủ yếu lấy từ tự nhiên như: Ao, hồ (với hơn 1.700 ao hồ) nằm rải rác trong khu dân cư, khu công nghiệp. 
  • Nguồn nước tự nhiên được coi là hệ thống cung ứng dồi dào trong việc cung cấp nước phục vụ công tác chữa cháy đáp ứng trong một số tình huống nhất định song lại lưu trữ theo mùa. Những nơi này lại chưa xây dựng được các bến, bãi, điểm lấy nước cho xe, máy bơm chữa cháy tiếp cận. Ý thức, trách nhiệm của một số người dân trong việc bảo vệ trụ nước chưa cao, còn xảy ra tình trạng lấy cắp thiết bị… Do đó khả năng tiếp cận để lấy nước chữa cháy ở khu vực nông thôn, miền núi vẫn còn hạn chế.

Đánh giá thực trạng nguồn nước chữa cháy

  • Phòng cảnh sát PCCC và CHCN của các tỉnh cũng tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC; rà soát, đánh giá thực trạng về nguồn nước phục vụ chữa cháy trên các địa bàn cả thành thị và nông thôn, trọng tâm là các khu dân cư tập trung, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp. Kịp thời phát hiện và hướng dẫn các giải pháp, biện pháp khắc phục sơ hở, thiếu sót, bất cập về nguồn nước phục vụ chữa cháy. Tuyên truyền sâu, rộng đến cơ quan quản lý nhà nước, người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư, tổ dân phố nhằm nâng cao ý thức tự giác của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia giải quyết nguồn nước phục vụ chữa cháy.

            Thực hiện Kết luận của Ban Bí thư về công tác phòng cháy, chữa cháy

  • Thời gian tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cơ quan chuyên môn căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tăng cường kiểm tra tình trạng hoạt động của các trụ nước, bến bãi lấy nước, hố ga thu nước. Thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC đối với công trình hạ tầng khu đô thị, khu dân cư, khu, cụm công nghiệp, hệ thống trụ cấp nước chữa cháy và thiết bị PCCC bảo đảm đúng quy định của pháp luật. 
  • Đề xuất UBND tỉnh xây dựng, lắp đặt bổ sung các trụ nước chữa cháy, bể nước dự trữ, các bến, bãi đỗ, hố ga thu nước tại các ao, hồ, sông, suối. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất nội dung bảo đảm nguồn nước phục vụ chữa cháy trong tiêu chí công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Công ty cổ phần nước sạch Bắc Giang chủ động việc bảo đảm cung cấp nước đến các trụ nước chữa cháy trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, kịp thời duy tu, sửa chữa, khắc phục, thay thế các trụ nước, bến bãi, hố thu nước bị hư hỏng, bảo đảm cho xe chữa cháy lấy nước.
  • UBND huyện, TP khi xem xét quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương phải xem xét tới quy hoạch hạ tầng PCCC, chú ý việc xây dựng, cải tạo, duy tu hệ thống trụ, bể chứa, bến bãi lấy nước cho xe chữa cháy. Đặc biệt chú ý đối với các khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao, thiếu nước chữa cháy, giao thông chật hẹp; các khu vực không có nguồn nước tự nhiên và hệ thống cấp nước đô thị. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức rà soát các nguồn nước tự nhiên, nhân tạo chưa có bến, bãi đỗ, hố lấy nước cho xe chữa cháy; bố trí nguồn kinh phí xây dựng các bến, bãi đỗ, hố lấy nước cho xe chữa cháy tại các ao, hồ, sông, suối... nhất là khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao.