1, Nguy hiểm tiềm tàng của các phương tiện chở xăng dầu

Thời gian qua, đã từng có rất nhiều vụ cháy liên quan đến quá trình vận chuyển xăng dầu bằng xe bồn. Như gần đây trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai đoạn qua Km 136 đã xảy ra vụ chiếc xe ô tô bồn chở dầu va chạm giao thông lao xuống cầu bốc cháy dữ dội; hay tại tuyến Quốc lộ 13, thuộc ấp 3B, xã Minh Hưng (Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) xảy ra vụ cháy xe bồn chở xăng khiến 6 người tử vong, hàng chục căn nhà bị thiêu rụi.

                     Lý giải nguyên nhân xe bồn chở xăng dầu, khí hóa lỏng dễ bị lật

Khi đi trên đường, lái xe luôn tuân thủ vận tốc theo luật đường bộ vì nhiên liệu là chất lỏng khi phóng nhanh sẽ rung lắc và mất lái gây nguy hiểm và đặc biệt thời tiết mưa gió sẽ càng phải chú ý đến vận tốc. Tài xế chạy đúng tốc độ quy định hoặc có thể giảm tốc độ tối thiểu khi đường xấu, trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Anh Nguyễn Văn Nam chia sẻ:

“Xe bồn-xi téc chở xăng dầu, ngoài bằng lái thì còn có thêm chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy khi vận hành xe và hiểu biết về nguyên liệu chất lỏng, khi chạy nhanh phanh gấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trọng lực và trọng tải khi đi trên đường”.

Còn theo Trung tá Nguyễn Đức Thành – Cảnh sát PCCC Q.Long Biên (Hà Nội), để hạn chế các sự cố cháy nổ xảy ra trong quá trình vận chuyển xăng dầu bằng xe bồn, xe téc ngoài việc tuân thủ các quy định giao thông đường bộ phương tiện vận chuyển, và người vận chuyển còn phải đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật PCCC sửa đổi, bổ sung một số điều của luật PCCC và Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an về quy định chi tiết một số điều của nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Trung tá Nguyễn Đức Thành cho biết:

“Đối với các phương tiện vận chuyển xăng dầu, đầu tiên phải được cấp phép vận chuyển, phải đảm bảo điều kiện an toàn. Thứ hai, người lái xe phải được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về vận chuyển xăng dầu. Các xe vận chuyển cũng phải tuân thủ theo định mức trang bị phương tiện, trên xe phải có bình chữa cháy, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ.v.v”

Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, dễ cháy nổ, ngoài ý thức của mỗi người lái xe, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về vận chuyển xăng dầu, hóa chất. 

Đồng thời, xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm theo quy định pháp luật; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông và cảnh báo các nguy cơ gây tai nạn giao thông liên quan đến xe vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, dễ cháy nổ.

2, Quy định về vận chuyển chất hàng nguy hiểm cháy nổ

1, Phương tiện vận chuyển phải là phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong hoặc động cơ phòng nổ và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định;
  • Ống xả của động cơ phải được đặt ở vị trí kín hoặc được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;
  • Hệ thống điện (kể cả bình ắc quy) phải bảo đảm không phát sinh tia lửa; dây dẫn điện bằng lõi đồng phải bảo đảm cách điện và có tiết diện theo thiết kế;

                                Điều kiện an toàn về PCCC trong quá trình vận chuyển xăng dầu bằng xe ô tô  Xi téc

  • Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy và không phát sinh tia lửa do ma sát;
  • Phương tiện có mái che chống mưa, nắng.
  • Phương tiện chở chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ có dây tiếp đất.
  • Đối với bồn chứa xăng dầu phải được sơn chữ cảnh báo cháy “CẤM LỬA” dọc 2 bên thân bồn và phía sau bồn.
  • Mỗi xe bồn chứa xăng dầu phải được trang bị ít nhất hai bình bột chữa cháy loại 9 kg đặt ở ngoài xe và một bình bột hoặc CO2 loại 2,5 kg đặt trong cabin xe.
  • Bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
  • Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường bộ, đường sắt phải có biểu trưng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ (mẫu số PC01) ở kính phía trước và hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển.

2, Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện vận chuyển:

  • Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
  • Người làm việc, người phục vụ trên phương tiện phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC.

Thông tư số 66/2014/TT-BCA còn quy định khi vận chuyển, tổ chức, cá nhân phải có Giấy phép vận chuyển được cấp theo thủ tục quy định tại Khoản 3 Điều 6 của thông tư. Cần lưu ý là Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ có hiệu lực trên toàn quốc và có giá trị một lần đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển theo chuyến; có giá trị không quá 12 tháng đối với phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo kế hoạch hoặc hợp đồng vận chuyển.

3, Nhà cung cấp thiết bị PCCC uy tín chất lượng

FISA Việt Nam đang là đơn vị cung cấp chính hãng thiết bị PCCC hàng đầu cả nước, trong đó có thiết bị bình chữa cháy bột Tomoken. Với đội ngũ nhân sự trẻ, nhiệt huyết có chuyên môn cao, chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ mà FISA Việt Nam cung cấp. Hãy đến ngay với chúng tôi để nhận được nhiều ưu đãi và các chương trình khuyến mại hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua.